HSA Automation hướng dẫn lựa chọn Công suất Biến tần phù hợp cho dây chuyền máy đổ nhựa, biến tần cho máy bơm, quạt, biến tần cho máy dệt sợi, máy đùn...và các dây chuyền nhập về từ Trung Quốc có sử dụng máy biến tần của Senlan hoặc LS, Veichi, Invt...
Tùy vào mục đích sử dụng của hệ thống máy móc sản xuất, chi phí đầu tư của chủ đầu tư, mức độ yêu cầu của điều khiển mà ta lựa chọn Biến tần sao cho phù hợp. Nếu bạn là người thiết kế thì điều đầu tiên là phải thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư (khách hàng là thượng đế), phải nắm rõ những yêu cầu công việc mà chủ đầu tư cần và chi phí mà chủ đầu tư bỏ ra cho hệ thống mà quyết định cho phù hợp
Khi đã có hội đủ các yếu tố trên thì chọn bien tan dựa vào:
- Mục đích, yêu cầu công việc: ở đây cần nắm thật kỹ kỹ thuật điều khiển tức là đầu ra của hệ thống. Một hệ thống không yêu cầu gắt gao về độ chính xác, moment tải thì chỉ cần chọn những biến tần giá thành vừa phải một chút, ít chức năng cao cấp và lấy công suất động cơ là mức minimum rồi nhân với hệ số an toàn cho phù hợp là được. VD: Nhân với 1.2 . Motor công suất 2.5kW, Chọn Biến tần tối thiểu 2.5 * 1.2 = 3kW. Do biến tần không có công suất 3kW nên ta chọn loại 3.7kW (5hp).
- Nếu yêu cầu công việc đòi hỏi một số tính năng cao cấp chẳng hạn tốc độ, moment tải không đổi trong dây chuyền cán hay xi mạ thép... thì phải căn cứ vào tải đáp ứng để lựa chọn. Có trường hợp phải chọn công suất của biến tần vượt 1,5 lần công suất động cơ và động cơ này cũng phải là loại đặc biệt "Vector motor". Đặc biệt trong những dây chuyền loại này vì yêu cầu sức căng và tính đồng bộ về tốc độ của động cơ nên một số động cơ luôn làm việc ở chế độ ngắn hạn, liên tục.
- Nếu kỹ thuật điều khiển yêu cầu cao cấp chẳng hạn từ PLC, HMI xuống biến tần thì ta sử dụng truyền thông RS485 - Giao thức này có tốc độ truyền cực kỳ cao và khoảng cách lên đến 1km chiều dài.
+ Ví dụ với yêu cầu sử dụng của 1 văn phòng hết khoảng 50.000m3 nước một ngày, họ xây một cái bể chứa nước bơm vào và cấp đi cho các phân xưởng. Bể có các mức báo L, H với cơ chế đến mức L thì bơm cấp vào hoạt động va đến mức H thì ngừng bơm. Như vậy có bạn sẽ nói lượng nước tiêu thụ rất lớn nên dùng biến tần để tiết kiệm điện. Điều này có đúng chăng? Không đúng. Với cơ chế hoạt động như thế này mà sử dụng biến tần thì không thực sự cần thiết, và tốt nhất là dùng bơm chạy trực tiếp hoặc khởi động SAO-TAM GIÁC là xong.
+ Ví dụ khác giả sử trong đó có một nhà máy họ yêu cầu nước cấp vào với một áp lực không được nhỏ hơn 3 bar và không lớn hơn 4 bar, đường ống cấp nước làm bằng nhựa. Như vậy ta sẽ phân tích bài toán nhứ sau:
• Áp lực nước phải ổn định trong 3-4bar, một khoảng dao động rất lớn.
• Đường ống bằng nhựa nên nếu áp lực thay đổi đột ngột và liên tục thì sẽ làm hỏng đường nước.
• Công suất tải sẽ thay đổi liên tục nếu có nhiều vòi mở cùng lúc.
--> Do vậy chỉ có sử dụng biến tần là thích hợp nhất, vấn đề là chọn bien tan thế nào? Tất nhiên là loại tầm trung như Senlan hope800 thôi vì bài toán rất đơn giản, áp lực duy trì ổn đinh trong khoảng dao động lớn, đường ống sẽ bị bể nếu có sự thay đổi của các xung lực nước lớn và liên tục. Biến tần sẽ giúp duy trì áp suất trong đường ống và một bộ cảm biến về áp lực sẽ là control biến tần chạy phù hợp với yêu cầu. Nếu Biến tần điều khiển 1 Bơm vẫn chưa đủ công suất cấp cho hệ thống hay chưa đủ duy trì áp lực thì có thể lắp thêm các motor bơm bổ trợ. Biến tần ngày nay có khả năng điều khiển cùng lúc theo chế độ LUÂN PHIÊN/ TUẦN TỰ cùng lúc 8 bơm.
+ Một ví dụ khác nữa khi sử dụng biến tần cho máy đổ nhựa, hoặc biến tần cho máy dệt bao tải, dệt sợi… với đặc thù của dây chuyền máy nhựa, máy dệt sợi, máy dệt bao tải…thường cũ kỹ, các thành phần máy chạy đa phần là có sự chỉnh sửa nhất định của thợ lắp đặt hoặc phụ kiện không đồng bộ khi nhập từ Trung Quốc hoặc dây chuyền từ một quốc gia nào đó…Với trường hợp này thì nên sử dụng biến tần là phù hợp nhất vì biến tần có thể điều chỉnh được tốt các yêu cầu tốc độ, tải trọng, thời gian ra sản phẩm, tiết kiệm điện năng…ngoài ra giảm thiểu được tối đa sản phẩm lỗi, hỏng, phế phẩm…Giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giá thành hạ...
Quý khách có thể tham khảo sản phẩm tại đây: http://hsa.com.vn/ hoặc các dòng sản phẩm của Tập đoàn Senlan Hy Vọng như biến tần đa năng hope800, sb70, sb200, sb100, sb61Z…mà chúng tôi đang phân phối.
Tóm lại ta có những nguyên tắc chọn biến tần theo tải thực tế như sau:
• Dựa vào túi tiền của nhà đầu tư. Nếu số tiền dư dả thì nên chọn biến tần của các hãng có tiếng và đảm bảo các yêu cầu về bảo hành, chăm sóc hỗ trợ khách hàng tốt.
• Chọn theo thông số kỹ thuật mà nhà đầu tư yêu cầu.
• Chọn theo phương thức, kỹ thuật điều khiển để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ( Kết nối với hệ thống cũ - mói sao cho phù hợp)
• Sự thuận tiện nhất cho bạn khi lập trình điều khiển ( Khả năng lập trình của biến tần phù hợp với PLC, HMI, Scada...)
Công suất biến tần phải nên cao hơn công suất động cơ để phòng khi dư tải và phải luôn nghĩ đến các bộ lọc cho bien tan cũng như chế độ Regenerator để chọn điện trở xả, hãm, tính toán giảm tốc độ động cơ nhanh ... cho phù hợp.
Ngoài ra nếu có thể thì bạn cũng nên cân nhắc phương án sử dụng các loại biến tần cũ, đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn được các đơn vị có uy tín đảm bảo và có chính sách bảo hành, hậu mãi chu đáo.
Quý khách xin vui lòng liên hệ để được giải đáp.
Xin chân thành cảm ơn.